Da mịn màng nhờ tẩy tế bào chết body thường xuyên từ nguyên liệu thiên nhiên
Uống quá nhiều bia rượu làm tổn thương các tế bào sản xuất testosterone trong tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ testosterone giảm trong vòng 72 giờ sau khi uống bia rượu. Họ cũng phát hiện ra rằng bia rượu thúc đẩy sự chuyển hóa testosterone, làm giảm nồng độ testosterone hơn nữa, theo Healthline (Mỹ).Phạt 10 triệu đồng nam thanh niên đăng tin xuyên tạc trên mạng xã hội
Ở trận đấu thuộc vòng 15 V-League 2024 - 2025, CLB Nam Định đã giành chiến thắng với tỷ số 2-0 trước CLB Thể Công Viettel. Nguyễn Phong Hồng Duy và Nguyễn Văn Vĩ là những người đã ghi bàn thắng, giúp đội bóng thành Nam giành trọn 3 điểm.Với chiến thắng này, đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt giữ vững ngôi đầu V-League với 30 điểm. Trong khi đó, CLB Thể Công Viettel tiếp tục rơi hạng, từ vị trí thứ 2 xuống đứng ở vị trí thứ 3, hiện có 25 điểm. Trận ở vòng 14, thầy trò HLV Đức Thắng thua đội Công an Hà Nội.CLB Thanh Hóa bị CLB Hà Tĩnh cầm hòa 0-0 và phải chia điểm ở vòng 15. CLB Thanh Hóa vào lúc này sở hữu 25 điểm (bằng Thể Công Viettel), nhưng đứng ở vị trí thứ 2 vì nhỉnh hơn Thể Công Viettel về hiệu số bàn thắng - bại. Phía ngược lại, đội bóng núi hồng giẫm chân tại chỗ ở vị trí thứ 7 với 20 điểm trong tay.Cuộc so tài còn lại trong ngày thi đấu đầu tiên của vòng 15 V-League là màn chạm trán giữa CLB Quảng Nam và CLB Hải Phòng trên sân Tam Kỳ. Đội bóng đất cảng giành chiến thắng sát nút 2-1 trước đoàn quân của HLV Văn Sỹ Sơn.Đội bóng của HLV Chu Đình Nghiêm có bước tiến lớn trên bảng xếp hạng, khi tạm vươn lên đứng ở vị trí thứ 8 với 17 điểm. Đội bóng xứ Quảng rơi xuống vị trí thứ 10 (trước đó đứng thứ 9), hiện có 16 điểm.Tốp 4 đội hiện đang đứng cuối bảng lần lượt là CLB TP.HCM (hạng 11, 16 điểm), CLB Bình Định (hạng 12, 13 điểm), CLB SLNA (hạng 13, 12 điểm) và CLB Đà Nẵng (chót bảng, 9 điểm). Tuy nhiên, những vị trí này vẫn có thể thay đổi, vì cả 4 đội kể trên đều chưa ra sân ở vòng 15 V-League.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Thêm những bằng chứng chấn động về chuyến bay mất tích MH370
Ngày 12.2, đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết đơn vị vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Nguyễn Hữu Thắng (27 tuổi, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc) và Nguyễn Chí Linh (23 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa B, xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam, cùng Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.Theo điều tra ban đầu, trưa 30.1, Thắng rủ Linh đến nhà anh M. (người đã chuyển giới tính nữ) hỏi mượn tiền nhưng bị từ chối. Sau đó, Thắng bóp cổ anh M. trong phòng ngủ, Linh lao vào giữ chân nạn nhân. Khi anh M. tử vong, Thắng lấy một số tài sản gồm: 1 bộ vòng khoảng 9,7 chỉ vàng 18K, 1 lắc tay khoảng 4 chỉ vàng 24K, 1 sợi dây chuyền bạc, 3 điện thoại di động và 31 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Thắng đưa cho Linh 2 triệu đồng; sau đó Thắng mang vàng đi bán lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.Đến trưa 2.2, gia đình M. mới phát hiện anh tử vong và trình báo Công an tỉnh Tiền Giang. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến tối cùng ngày, Công an Tiền Giang bắt giữ được Thắng và Linh khi cả 2 đang lẩn trốn trên địa bàn xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam.Tại cơ quan điều tra, bước đầu, 2 bị can này khai nhận do nợ nần không có khả năng chi trả nên đã thực hiện hành vi giết người để cướp tài sản.
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Trường Giang nói lý do vắng mặt trong phim của Lý Hải sau 'Lật mặt 1'
Sáng 1.2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trao quyết định khen thưởng và tuyên dương gương người tốt việc tốt đối với công nhân của Xí nghiệp vận chuyển đã tìm được kim cương trong 28 tấn rác.Theo đó, Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng khen thưởng và tuyên dương trong toàn công ty cho cá nhân anh Lâm Minh Hải (32 tuổi, công nhân Xí nghiệp vận chuyển) về hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại cho người mất.Công đoàn, xí nghiệp, các bộ phận cùng đông đảo đồng nghiệp cũng đã động viên, chúc mừng anh Lâm Minh Hải. Ông Phạm Thanh Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp nhặt, tìm được, trả lại tài sản, công ty có quy chế khen thưởng kịp thời, cảm ơn và động viên người lao động tại đơn vị trực thuộc. Nhưng trường hợp anh Lâm Minh Hải rất đặc biệt nên công ty tổ chức buổi khen thưởng riêng, đặc biệt trong toàn cơ quan nhân dịp ra quân đầu năm, nhằm lan tỏa tấm gương trung thực, thật thà.Anh Lâm Minh Hải (ở P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) kể lại, khoảng sau 22 giờ ngày 28.1 (tức 29 tháng Chạp), anh đang trực ở bãi xe thì nhận được thông báo huy động công nhân để hỗ trợ tìm kiếm tài sản."Người mất tài sản là bà Châu Thị Mỹ Hoa (ở TP.Đà Nẵng). Trong lúc dọn nhà, bà để 1 chiếc ví trên bàn, 1 bên là bọc rác, con gái bà tưởng rác nên gom chung đi vứt. Trong ví có 4 bông tai, 2 nhẫn kim cương, tổng trị giá 1 tỉ đồng", anh Lâm Minh Hải kể lại.Từ thông tin của khổ chủ, Công ty CP Môi trường đô thị nhanh chóng xác định khu vực thu gom rác trước nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa trên đường Nguyễn Hữu Thọ được tập kết về Trạm trung chuyển rác thải trên đường Lê Thanh Nghị.Lúc này, số rác nghi vấn lẫn kim cương lên đến hàng chục mét khối, trạm trung chuyển ép thành 28 tấn rác trước khi chở lên bãi rác Khánh Sơn.Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã hỗ trợ 3 người, gồm vợ chồng và con gái bà Châu Thị Mỹ Hoa theo chuyến xe đầu tiên (14 tấn rác) lên bãi để tìm kiếm."Công ty hỗ trợ dẫn xe đổ 14 tấn rác ở khu vực bãi riêng để thuận tiện khoanh vùng, bật đèn sáng, huy động 3 - 4 anh em đưa xe cơ giới ủi, xới, cào rác trải dài ra, cùng khoảng 20 người nhặt rác tìm kiếm", anh Lâm Minh Hải kể lại.Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, đội ngũ công nhân đánh vật giữa biển rác, nỗ lực tìm kiếm để trả lại tài sản cho người bị mất, lật tung từng bao rác. Đến hơn 23 giờ ngày 28.1, gia đình bà Châu Thị Mỹ Hoa hết hy vọng, chỉ để lại số điện thoại cho một công nhân xe ủi rồi ra về."Theo kinh nghiệm của tôi thì việc tìm kiếm hy vọng chỉ có 1 - 2% chứ mấy. Vì gia đình vứt ví có kim cương nằm trong 1 bọc rác màu xanh, loại 10 kg, nhưng số lượng rác đến 14 tấn/xe, một xe rác có cả ngàn bao ni lông, công nhân hy vọng cái nào thì xé cái đó chứ số lượng quá nhiều", anh Lâm Minh Hải kể lại.Lúc này chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là đến giao thừa, các công nhân và người nhặt rác vẫn tiếp tục tiếp nhận xe rác thứ 2 với 14 tấn tiếp theo từ trạm trung chuyển, nghi vấn có lẫn gói rác nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa, với tinh thần "hy vọng là tìm được chừng nào hay chừng đó".Khoảng 15 phút sau, anh Lâm Minh Hải nhặt ra được 1 cái ví màu trắng, viền sọc đen. "Tôi kéo dây ngăn kéo ra thì thấy 2 cái nhẫn, 2 đôi bông tai, tôi có nói công nhân xe ủi gọi điện người nhà lên nhận lại", anh Hải kể.Chiếc ví này nằm bên cạnh bọc ni lông rác màu xanh, theo công nhân này có khả năng lúc ép rác đã rách, chiếc ví rơi ra ngoài."Chị Hoa ôm lấy tôi mà nói không nên lời, chị chỉ nói được cảm ơn và ôm tôi chụp hình kỷ niệm... Tôi cảm thấy rất chi là vui và hãnh diện", anh Lâm Minh Hải kể.Theo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, gia đình anh Lâm Minh Hải gắn bó với bãi rác Khánh Sơn trong nhiều năm, có anh trai từng làm tại bãi, anh Hải vào làm công nhân Xí nghiệp vận chuyển gần 10 năm qua.Đây là lần thứ 2 vào dịp tết Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng và đội ngũ công nhân tại bãi rác Khánh Sơn tìm lại được tài sản giá trị cho người dân và du khách. Trước đó, vào dịp Tết Canh Tý 2020, ngay đêm mùng 1 Tết, hàng trăm người đã tìm thấy 29 cuốn hộ chiếu để đoàn du khách kịp đi Hàn Quốc. (Thanh Niên đã thông tin)